cart.general.title

Tổ chức bộ máy đào tạo

Tổ chức bộ máy của Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng kiến thức cần thiết:

Sơ đồ bộ máy Trung tâm đào tạo Bồi dưỡng kiến thức cần thiết của Công ty

 

  1. Bộ phận quản lý đào tạo: gồm Giám đốc trung tâm kiêm Giáo viên BDKTCT (tốt nghiệp đại học, chứng chỉ tiếng Nhật N2, chứng chỉ sư phạm) và 01 Trưởng phòng quản lý đào tạo kiêm Giáo viên BDKTCT (tốt nghiệp đại học, chứng chỉ tiếng Nhật N2). CBNV thuộc bộ phận đào tạo đều có ít nhất 01 năm làm việc trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý đào tạo:

  • Giám đốc Trung tâm kiêm Giáo viên BDKTCT:
  • Chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Trung tâm trước Ban Lãnh đạo Công ty
  • Tổ chức tốt công tác đào tạo - lập kế hoạch triển khai và giám sát thực hiện
  • Theo dõi sát các yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp cần thiết cho các đơn hàng - hợp đồng lao động; các kỹ năng cần thiết trong quá trình đào tạo và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
  • Tổ chức hội đồng thi sát hạch tay nghề, ngoại ngữ, kiến thức cần thiết và khi hoàn thành khoá học, cấp chứng chỉ cho người lao động theo quy định.
  • Thực hiện các hợp đồng liên kết về bồi dưỡng kiến thức cần thiết (nếu có);
  • Trực tiếp dạy ngoại ngữ, BDKTCT cho học viên
  • Trưởng bộ phận quản lý đào tạo kiêm Giáo viên:
  • Trực tiếp tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động;
  • Quản lý chương trình đào tạo, thời gian lên lớp của giáo viên, học viên;
  • Biên soạn tài liệu, giáo án dạy ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết;
  • Tổ chức kiểm tra kết quả học tập và cấp chứng chỉ sau mỗi khóa theo hướng dẫn của Cục Quản lý lao động ngoài nước.
  • Thực hiện tốt nội dung giảng dạy theo các tiêu chuẩn, gồm:

+    Dạy ngoại ngữ phù hợp với nước đến làm việc của người lao động theo các giáo trình tiêu chuẩn và theo yêu cầu của thị trường, đối tác tiếp nhận lao động; đảm bảo trang bị cho người lao động những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ giao tiếp thông dụng cũng như những từ ngữ kỹ thuật chuyên ngành cần thiết phục vụ cho công việc dự kiến thực hiện; Quá trình đào tạo nâng cao ngoại ngữ là quá trình bổ túc, rèn nề nếp, tác phong công nghiệp và các kỹ năng mềm trong quá trình lao động, làm việc; để nhanh chóng thích nghi và chấp hành tốt kỷ luật lao động.

+    Giáo dục truyền thống, phong tục tập quán của nước mà học viên đến làm việc để chuẩn bị tốt tâm lý, kiến thức cho học viên; Trang bị cho họ những hiểu biết về môi trường văn hoá nước đến làm việc và có thể nhanh chóng hoà nhập, thích nghi để thực hiện tốt hợp đồng lao động;

+    Bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật Việt Nam và giới thiệu những điều cần biết, kiến thức thông tin pháp luật của nước mà học viên sẽ đến làm việc. Phân tích các nội dung hợp đồng lao động giúp học viên hiểu rõ về quyền lợi, nghĩa vụ của chính học viên khi tham gia và ký kết. Trang bị cho học viên các kỹ năng hợp tác, phối hợp khi phát sinh tranh chấp lao động.

+    Thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng, năng cao kỹ năng thực hành nghề nghiệp cho học viên đối với từng thị trường, đơn hàng và yêu cầu của đơn vị Sử dụng lao động.

+    Tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ các học viên ứng tuyển, lựa chọn các ngành nghề tham gia theo từng kỹ năng, khả năng nghề nghiệp của học viên.

b.    Bộ phận quản lý học viên: gồm 01 Trưởng bộ phận quản lý học viên kiêm Giáo viên BDKTCT (tốt nghiệp đại học chuyên ngành tiếng Nhật) và 01 giáo viên bồi dưỡng kiến thức cần thiết kiêm quản lý học viên (tốt nghiệp học viện ngôn ngữ Nhật và có chứng chỉ tiếng Nhật N3). Giáo viên bồi dưỡng kiến thức cần thiết đều có ít nhất 01 năm làm việc trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

        Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý học viên:

  • Quản lý học viên
  • Đảm bảo an toàn cho học viên;
  • Thông báo lịch học cho người lao động tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức cần thiết;
  • Rèn luyện tác phong cho học viên theo văn hóa của người Nhật Bản, đảm bảo học viên nhanh thích nghi với môi trường mới.